Mô hình đại lý ngân hàng và Chiến lược tài chính toàn diện của Columbia.
ĐẠI LÝ NGÂN HÀNG - Theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã đưa ra những định hướng chiến lược, sâu rộng, lâu dài để hướng đến việc thanh toán của nền kinh tế qua hệ thống online. Trong đó, Chiến lược nêu rõ mục tiêu này sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, mà mô hình đại lý ngân hàng chính là điểm then chốt. Để có cái nhìn rõ hơn về mô hình đại lý ngân hàng, chúng ta cùng theo dõi nội dung mô hình này tại Columbia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Bài liên quan
6. Hợp tác xã chuyên về tiết kiệm và tín dụng Fianaciera Comultrasan
Thành lập năm 1962 với 33 thành viên, để đáp ứng nhu cầu cơ bản của người lao động và gia đình họ về y tế, nhà ở, giáo dục, ăn mặc, tiết kiệt và tín dụng. Sứ mệnh là giúp cải thiện cuộc sống của người dân bằng cách tạo ra các giải pháp tài chính và phát triển xã hội. Bao gồm 52 đơn vị tiết kiệm và tín dụng, 2 ATMs, 5 đại lý hợp tác xã. Có 405.903 thành viên với nhiều hơn 7.400 điểm thu tiền có liên kết với các đối tác, 26 điểm giao dịch điện tử, 243 nhân viên tín dụng, trợ lý ảo và trả lời tự động. Có các sản phẩm nổi bật là tiết kiệm vi mô và tín dụng vi mô sản xuất.
Một số bài học nổi bật:
- Nhân viên tín dụng đến tận nhà hộ dân giới thiệu sản phẩm và làm giao dịch, có máy in biên lại tiết kiệm tự động, có bảo hiểm khi đi đến các hộ dân, được trả lương rất cao, để tạo động lực và khích lệ nhân viên tín dụng làm việc với khách hàng hiệu quả.
- Số tiền tiết kiệm chỉ cần $1/ngày, để thành lập thói quen tiết kiệm cho người dân. Khách hàng có thể lựa chọn các kế hoạch tiết kiệm khác nhau như tiết kiệm hàng ngày, tiết kiệm hàng tuần, tiết kiệm hàng tháng. Hiện tại có 8.323 khách hàng sử dụng dịch vụ này.
- Xây dựng công nghệ kiểm soát số tiền tối đa/lượt đi của cán bộ tín dụng để tránh gian lận tiền.
- Giải quyết vấn đề chậm trả (thủ tục phức tạp khi chậm trả; bị đưa thông tin xấu lên hệ thống dữ liệu quốc gia, ảnh hưởng đến uy tín; tạo áp lực nhóm khi có thành viên chậm trả, khiến tổ trưởng nhóm kiểm soát chặt chẽ).
- Yêu cầu khách hàng tiết kiệm mới được vay vốn, để giúp hình thành thói quen tiết kiệm.
7. Ngân hàng xã hội tài chính vi mô Bancompatir
Là một trong 5 ngân hàng về tài chính vi mô được kiểm soát bởi SFC. Thành lập năm 1985 với mục tiêu tái thiết tương lai của hàng trăm gia đình Colombia, những người đã mất tất cả trong thảm kịch mà dân số Armero (Tolima) trải qua. Là ngân hàng xã hội tài chính vi mô, đổi mới, toàn diện, bền vững và thân thiện với môi trường, với đội ngũ hỗ trợ, hạnh phúc và sáng tạo, xây dựng mối quan hệ tin cậy lâu dài, tạo ra các giải pháp tài chính và phi tài chính cho các doanh nghiệp gia đình và cộng đồng của họ. Hiện tại có 460.000 khách hàng với 1.700 nhân viên kinh doanh, 106 văn phòng, 351 đại lý ngân hàng, 27 phòng giao dịch trên tổng số 32 tỉnh trên cả nước.
Một số bài học nổi bật từ tổ chức:
- Sản phẩm đa dạng, sáng tạo, ví dụ như tiết kiệm có lịch trình, tiết kiệm có mục đích, tiết kiệm kết hợp thanh toán, tiết kiệm vượt lãi suất vay phải trả thì được giảm lãi suất…
- Môi trường làm việc tạo sự thoải mái và khích lệ sự sáng tạo, cống hiến của nhân viên (không gian làm việc thoáng mát, có cây xanh, có khu ăn uống, có phòng sáng tạo, nghỉ ngơi).
- Áp dụng giáo trình ABC về giáo dục tài chính của tổ chức Đức có uy tín với các nội dung thiết thực, cụ thể. Ví dụ như nói về mục tiêu, ước mơ, kiếm được bao nhiêu để thực hiện ước mơ, dự trù chi tiêu, thu nhập, tiết kiệm, nợ vay, nói về định hướng sức khỏe, công việc, gia đình, để người học có định hướng và suy nghĩ đúng đắn trước mỗi quyết định.
- Mở câu lạc bộ, event kết nối, giao lưu với khách hàng (nhảy, làm đẹp, dạy khởi nghiệp…).
8. Tổ chức Bancamia BBVA Microfinazas
Thành lập năm 2008, là ngân hàng tài chính vi mô đầu tiên ở Columbia. Tầm nhìn là thúc đẩy phát triển kinh doanh của khách hàng thuôc đáy của kim tự tháp thông qua các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Là ngân hàng xã hội góp phần vì sự phát triển doanh nhân vi mô sản xuất kinh doanh. Áp dụng công nghệ tiên tiến, có quy trình số hóa với chữ ký số, lưu trữ số, thanh toán điện tử và mở tài khoản tiết kiệm 100% tại chỗ. Đã đạt được 1.000.000 khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ với các sản phẩm tài chính và phi tài chính theo phân khúc khác nhau. Có sự đầu tư của hàng loạt các tổ chức quốc tế USAID, IFC, ONU, BID, BBVA, FNG, ARN,…
Một số bài học nổi bật từ tổ chức:
- Phát triển sản phẩm bảo hiểm theo nhu cầu, phân khúc, chu kỳ sản xuất kinh doanh, đáp ứng đa dạng yêu cầu/nhu cầu trong cuộc sống của khách hàng (trộm cắp, ung thư, thiên tai…).
- Với tín dụng cho giáo dục, liên kết với các trường đại học để khấu trừ chi phí cho khách hàng.
- Quản lý dữ liệu khách hàng qua dấu vân tay và có đánh giá tình trạng khách hàng trước và sau khi sử dụng sản phẩm của tổ chức, để liên tục cải tiến sản phẩm.
9. Tổ chức Aflore
Là tổ chức tư vấn tài chính di động cho tầng lớp trung lưu. Hiện tại có khoảng 80 nhân viên và 17.000 tư vấn viên không chính thức. Cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu thông qua việc đẩy mạnh mạng lưới tư vấn viên không chính thức (thường xuyên có mặt tại cộng đồng dân cư như bà giữ trẻ, người bán bánh mì,…).
Khoản vay trung bình là $630/khách hàng (khoảng 15 triệu). Lãi suất trung bình là 29%/năm. Biên lợi nhuận ròng là 8%, cao hơn so với trung bình ngành tài chính vi mô với 2,6%. Mỗi nhân viên quản lý khoảng 300 khoản vay. Tư vấn là nữ đóng vai trò chính trong việc hiểu nhu cầu phụ nữ ở cộng đồng của họ. 76% tư vấn viên là nữ.
Một số bài học nổi bật từ tổ chức:
Xây dựng mạng lưới tư vấn không chính thức để nắm bắt thông tin khách hàng, giới thiệu thông tin đến khách hàng để thiết kế sản phẩm phù hợp và có dữ liệu khách hàng.
Xây dựng nền tảng công nghệ để giúp tư vấn viên giới thiệu kháng hàng online, có nền tảng quản lý tư vấn viên.
10. Tổ chức SURA Suramericana
Là một trong những công ty Mỹ Latinh lớn nhất trong ngành Bảo hiểm, có mặt ở chín quốc gia. Được công nhận cho kinh nghiệm hơn 75 năm trên thị trường, với việc cung cấp nhiều ưu đãi, đa kênh và đa kênh để đồng hành cùng hơn 17 triệu khách hàng của mình ở 9 nước Châu Mỹ Latin, 13,11 triệu khách hàng tại Columbia với các giải pháp quản lý rủi ro và bảo hiểm và xu hướng, mang lại sức khỏe và khả năng cạnh tranh bền vững cho các cá nhân và tổ chức. Là công ty lớn thứ 2 cả nước trong lĩnh vực bảo hiểm y tế bắt buộc. Lãnh đạo của SURA, người mà sẽ đào tạo các đại lý, được phân bổ ở các vùng khác nhau của đất nước.
Một số bài học nổi bật từ tổ chức:
- Cung cấp một số hình thức bảo hiểm mới: có hiệu lực hàng năm hoặc nửa năm.
- Đại lý bảo hiểm được đào tạo hàng ngày, được cấp chứng chỉ của SURA, tạo sự chuyên nghiệp của đại lý bảo hiểm.
- Luật ở Columbia cho phép bất cứ ai bán sản phẩm bảo hiểm nếu sản phẩm có tính toàn bộ (đơn giản, phổ biến, chuẩn hóa). Nghị định đó cho phép công ty bán lẻ hoặc cá nhân trở thành đại lý của SURA, mặc dù có mức giá trần với các sản phẩm có thể được bán qua đại lý. Cạnh tranh lành mạnh được khuyến khích bởi FALSECOLDA và Bộ Tài chính là động lực để SURA và các công ty bảo hiểm khách cụ thể hóa các sản phẩm bảo hiểm toàn diện.
Bài học cho Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam
Bài học cho Việt Nam
Nhanh chóng phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện với các nội dung bao trùm và có sự chung tay của tất cả mọi thành phần trong cả nước (nhà nước, tư nhân, người dân); Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý thuận lợi, phát triển theo thị trường, không bị can thiệp quá nhiều của nhà nước, ban hành quy định về đại lý ngân hàng cho đến việc xây dựng hệ sinh thái thanh toán điện tử, kết hợp với các công ty Fintech ứng dụng công nghệ xây dựng hệ sinh thái thanh toán điện tử quốc gia và chính sách phổ cập giáo dục tài chính cho toàn người dân.
Cần thành lập một bộ phận hoặc cơ quan chuyên trách thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện, đảm bảo tập trung đầu tư nguồn lực vào phát triển những chính sách hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế. Chính sách đưa ra phải có thử nghiệm, đánh giá trước khi ban hành và chính thức áp dụng triển khai. Nếu không có thử nghiệm, thì sẽ không kiểm tra được độ hiệu quả của chính sách. Và khi triển khai thực hiện, sẽ dẫn tới sai sót, lệch lạc cho nền kinh tế. Ngoài ra, để xây dựng Chiến lược tài chính toàn diện thành công, toàn xã hội bao gồm các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và người dân phải chung tay góp sức.
Hơn nữa, cần thay đổi tư duy rằng chiến lược có thể thay đổi linh hoạt tùy theo hoàn cảnh, thời điểm. Vì vậy, cần liên tục đánh giá để kịp thời đưa ra chiến lược đúng đắn phù hợp với sự phát triển của thị trường, phối hợp nhịp nhàng giữa cung và cầu. Mô hình Đại lý Ngân hàng là một diểm đột phá của Chiến lược, đây là nội dung cần được hỗ trợ để triển khai. Tuy nhiên, Nhà nước không nên cấp phép hoạt động của Mô hình này mà chỉ cần nêu ra các hoạt động, điều kiện cần thiết. Việc lựa chọn đại lý hoàn toàn để các tổ chức Tài chính quyết định. Không nên quản lý chặt các đại lý ngân hàng, để họ phát triển cạnh tranh và theo nhu cầu thị trường.
Các sản phẩm của các Tô chức tài chính như Ngân hàng, bảo hiểm nên để doanh nghiệp tự xây dựng và quyết định trên cơ sở nhu cầu của thị trường. Như vậy sẽ tạo sự cạnh tranh, tăng tính chủ đông linh hoạt của các Tổ chức tài chính và sẽ đáp ứng nhanh hơn với đòi hỏi thay đổi nhanh chóng của thị trường. Với các tổ chức hoạt động tài chính vi mô nếu không huy động tiết kiệm thì nhà nước không nên quản lý, cấp phép. Chỉ quản lý với các đơn vị có huy động tiết kiệm. Nên thành lập một cơ quan chuyên trách về giáo dục tài chính.
Để hoạt động Giáo dục tài chính được thực thi trong bản chiến lược cần quy định trách nhiệm của các tổ chức tài chính phải dành nguồn lực thich hợp để thực hiện hoạt động này. Bởi các tổ chức này có nguồn lực mặt khác thực hiện giáo dục tài chính sẽ mang lại lợi ích cho chính các tổ chức tài chính đó là thu hút thêm 1 lượng khách hàng tiềm năng, hỗ trợ cho khách hàng về quản lí tài chính, góp phần nâng cao chất lượng kinh doanh của khách hang và cũng tỷ lệ thuận với chất lượng vốn, hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính, qua đó danh tiếng, uy tín của tổ chức tài chính sẽ được nâng cao.
Về tổ chức của các đơn Tài chính không nên quy định theo một khuôn mẫu từ cơ quan quản lý nhất là trong thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin nên có thể có những mô hình tổ chức chúng ta chưa thể định hình được, hãy để thị trường chọn lọc. Liên kết với các đơn vị Fintech, học tập để phát triển công nghệ, ứng dụng số hóa trong huy động tiền gửi, tạo sự thuận tiện, nhanh chóng, giảm chi phí, thời gian lưu trữ giấy tờ.
Bài học cho Hội LHPN Việt Nam
Về giáo dục tài chính, sẽ học hỏi các giáo trình quốc tế, nghiên cứu để xây dựng chương trình giáo dục tài chính thực tế, phù hợp cho từng phân khúc thành viên (sinh viên, phụ nữ, người cao tuổi) với các nội dung sáng tạo, học mà chơi, chơi mà học, để học viên thay đổi hành vi của mình. Tham mưu cấp trên xây dựng hệ thống tài khoản tiết kiệm cho các hội viên phụ nữ, và các khoản trợ cấp của nhà nước sẽ chuyển trực tiếp tới tài khoản của các hội viên phụ nữ, tạo tiện lợi, nhanh chóng khi có sự hỗ trợ của mạng lưới đại lý ngân hàng. Sẵn sàng hợp tác với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam về việc phân phối tất cả các sản phẩm bảo hiểm, để tạo môi trường bảo hiểm cạnh tranh, đem đến sản phẩm tốt nhất cho hội viên phụ nữ.
Ngọc Anh
0 Nhận xét