Mô hình đại lý ngân hàng và Chiến lược tài chính toàn diện của Columbia. - Phần 1

Mô hình đại lý ngân hàng và Chiến lược tài chính toàn diện của Columbia.
Đại lý ngân hàng là gì, mô hình, điều kiện mở, đăng ký, mẫu hợp đồng, tiêu chí, pvbank, cá nhân mở đại lý ngân hàng, techcombank, pvcombank, vietcombank, agribank, vpbank, vietinbank, hdbank, acbbank, năm 2021

ĐẠI LÝ NGÂN HÀNG - Theo Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã đưa ra những định hướng chiến lược, sâu rộng, lâu dài để hướng đến việc thanh toán của nền kinh tế qua hệ thống online. Trong đó, Chiến lược nêu rõ mục tiêu này sẽ có sự phối hợp chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, mà mô hình đại lý ngân hàng chính là điểm then chốt. Để có cái nhìn rõ hơn về mô hình đại lý ngân hàng, chúng ta cùng theo dõi nội dung mô hình này tại Columbia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Năm 2006, Chiến lược tài chính toàn diện của Columbia đã được thông qua với một số nội dung chính như sau:    

Có sự phối hợp giữa cung và cầu: Chính phủ đã đưa ra các cải cách chính sách để tạo điều kiện cho việc cung cấp các dịch vụ, phát triển các sản phẩm chuyên biệt và áp dụng các phương pháp phân phối được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người dân có thu nhập thấp. Các tổ chức tư nhân đã thực hiện chính sách này bằng cách đầu tư nguồn lực đáng kể để cung cấp dịch vụ tài chính tới những người dân mà trước đó bị loại ra khỏi hệ thống tài chính truyền thống. Bên cạnh đó, Chính phủ còn hỗ trợ trong việc nghiên cứu để có được những hiểu biết sâu hơn về nhu cầu đối với dịch vụ tài chính cho các tổ chức tài chính nhằm đảm bảo việc thiết kế sản phẩm, kênh tiếp cận và các tiêu chuẩn quản lý rủi ro được chuyên biệt hóa và phù hợp. 

Mở rộng phạm vi bao phủ và kênh phân phối: Các tổ chức tín dụng đã được phép ký hợp đồng đại lý với bên thứ ba là các đơn vị phi tài chính như các siêu thị, các cửa hàng thuốc... Điều này cho phép các dịch vụ tài chính vươn đến được các khu vực mà ở đó chi phí hoạt động thông qua các kênh truyền thống là tốn kém. Mô hình Đại lý Ngân hàng này đã nhận được sự ủng hộ bước đầu từ Chính phủ thông qua chương trình khuyến khích. Điều này đã tạo điều kiện để tỷ lệ bao phủ đạt 100% ở khu vực đô thị vào tháng 3 năm 2015. 

Tăng cường tiếp cận các sản phẩm tài chính: Chính phủ đã thực hiện thủ tục đơn giản hóa (như điều kiện để mở tài khoản ít nghiêm ngặt hơn) đối với gửi tiền điện tử và các tài khoản tiết kiệm. Điều này tạo điều kiện tiếp cận tới tiết kiệm và các sản phẩm giao dịch tài chính một cách thuận tiện hơn. Ngoài các biện pháp này, Chính phủ đã quyết định triển khai chương trình trợ cấp tiền mặt cho người nghèo (các chương trình xã hội nhắm vào giới trẻ và các nạn nhân của xung đột vũ trang) thông qua các tài khoản tiết kiệm này; Đồng thời, có các biện pháp để thúc đẩy bảo hiểm vi mô: Cho phép các đơn vị cung cấp bảo hiểm thông qua các đại lý ngân hàng và ban hành các quy tắc để giải ngân bảo hiểm thông qua việc sử dụng mạng lưới. 

Xây dựng chiến lược giáo dục tài chính: Nghị định 457 năm 2014 đã được ban hành với việc thành lập của Hệ thống Hành chính Quốc gia về Giáo dục Kinh tế và Tài chính (SANEEF) và Ủy ban Liên ngành về Giáo dục Kinh tế và Tài chính (CIEEF). Hệ thống SANEEF tập hợp các chính sách, hướng dẫn, hoạt động, nguồn lực, chương trình và các tổ chức công và tư liên quan đến giáo dục kinh tế và tài chính. Hệ thống này sẽ đóng vai trò làm khuôn khổ cho việc điều phối mang tính chính trị và kỹ thuật của các hoạt động và cho chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy giáo dục kinh tế tài chính bình đẳng cho mọi người.    

b. Hoạt động các tổ chức đến thăm 

1. Tổ chức Superintendencia Financierade Columbia (SFC) 

Là một cơ quan nhà nước, thành lập năm 1923 với nhiệm vụ giám sát luật về tài chính và hệ thống thị trường để duy trì sự ổn định, an toàn của hệ thống tài chính quốc gia. Tổ chức cũng có thẩm quyền kiểm tra, giám sát các cá nhân, đơn vị hoạt động tài chính, thị trường chứng khoán, hoạt động bảo hiểm và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng và đầu tư công quỹ. 

Một số bài học nổi bật từ tổ chức: 

- Phát triển chính sách cho tài chính toàn diện phải dựa trên các hoạt động cụ thể: Có sự phối hợp cung và cầu; mở các đại lý ngân hàng; xóa bỏ những rào cản với các hoạt động kinh tế. 

- Thành lập Uỷ ban về Giáo dục tài chính kinh tế kinh tế (Vì giáo dục làm thay đổi tư duy, hành vi dễ thay đổi hơn – là 1 công cụ đắc lực).  

- Có Ủy ban liên ngành về Tài chính toàn diện, kết hợp với Ủy ban về giáo dục tài chính kinh tế, Ủy ban Fintech, Liên hiệp tài chính vi mô. 

- Xây dựng sandbox để thử nghiệm sáng kiến công nghệ, ý tưởng mới.  

- Có thể kết hợp các sản phẩm tài chính thành một sản phẩm đơn giản cho người dân sử dụng thuận tiện hơn.  

- Có phân tích số liệu của người dân theo giới tính, tuổi, sản phẩm tài chính sử dụng, mục đích sử dụng sản phẩm tài chính,… để thực hiện các chính sách về tài chính toàn diện có hiệu quả hơn. 

- Đối với người dân được nhận hỗ trợ của Nhà nước: phải mở một tài khoản để giao dịch. 

2. Hiệp hội Bảo hiểm Columbia Fasecolda 

Thành lập năm 1976, là hiệp hội thương mại phi lợi nhuận, đại diện và bảo vệ quyền lợi của ngành bảo hiểm và nhằm mục đích tiếp cận người Columbia không được bảo hiểm vi mô. Hiệp hội gồm 48 công ty bảo hiểm và tương tác với các nhóm lợi ích khác nhau: Các công ty nhà nước, Người tiêu dùng, Truyền thông, Học viện,…    

67% các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ được phân phối qua các kênh của các công ty, 13% thông qua các cửa hàng bán lẻ lớn và 11% thông qua các kênh phân phối sáng tạo như chuyển nhượng và bán qua TV. Xây dựng chương trình Vida Seguro (Safe Life) – Chương trình giáo dục tài chính của ngành bảo hiểm Columbia cho từng đối tượng khác nhau (Trẻ em, người trẻ, người trưởng thành, các công ty bảo hiểm) Sau khi tìm hiểu nhu cầu về giáo dục tài chính thông qua phân tích nhu cầu, bộ luật được thông qua yêu cầu mỗi tổ chức tài chính phải thực hiện giáo dục tài chính (Luật 1328, Luật Cải cách tài chính vào năm 2009). 

Một số bài học nổi bật từ tổ chức: 

- Khi phát triển sản phẩm bảo hiểm, cần hiểu nhu cầu khách hàng, khảo sát ý kiến, hành vi khách hàng thật cụ thể, chi tiết. 

- Xây dựng Chương trình giáo dục tài chính phải đem lại thay đổi tích cực về thái độ và hành vi khách hàng, cụ thể: 

+ Giáo dục cho từng đối tượng theo các phương thức khác nhau, nội dung khác nhau (Trẻ em, thanh niên, người trưởng thành). 

+ Khảo sát nhu cầu, thói quen của người dân chi tiết, khai thác tối đa thói quen của người dân để xây dựng chương trình hợp lý, có hiệu quả. 

+ Luôn sáng tạo, phát triển ý tưởng về cách giáo dục, nội dung giáo dục thông qua học hỏi, nghiên cứu, để khuyến khích hành vi tích cực của người dân (học thông qua trò chơi, tích hợp quản lý rủi ro và giáo dục tài chính). 

3. Chương trình Banca delas – opportunidades 

Chương trình là một chính sách của Chính phủ Columbia, hỗ trợ thúc đẩy các cải cách về mặt chính sách, với mục đích chính là thúc đẩy tiếp cận tín dụng và các dịch vụ tài chính khác đối với những người dân chưa có cơ hội, đặc biệt là đối với hộ gia đình thu nhập thấp, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình này được quản lý bởi Ngân hàng ngoại thương Bancoldex, góp phần vào chính sách dài hạn của Columbia về giảm đói nghèo, bình đẳng giới và thúc đẩy kinh tế. 

Mạng lưới của Chương trình này được tạo nêu từ các ngân hàng, các tổ chức tài chính thương mại, Hợp tác xã/Liên hiệp về tiết kiệm và cho vay, các Tổ chức phi chính phủ, các quỹ lương gia đình, có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người có thu nhập thấp. Chương trình sẽ phát hiện và tư vấn chính sách để loại bỏ các rào cản đối với việc tiếp cận sản phẩm tài chính của người dân. Phát hành Báo cáo về Tài chính toàn diện hàng năm. 

Đã hỗ trợ kỹ thuật cho 287 đại lý ngân hàng trong tổng số hơn 130.000 đại lý ngân hàng trên cả nước. Chương trình “Cơ hội tài chính vi mô” được tổ chức để thúc đẩy sự thành lập những người đào tạo về giáo dục tài chính, để khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính. 

Một số bài học nổi bật từ tổ chức: 

- Thuê các chuyên gia để hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng ý tưởng, dự án đem lại lợi ích cho người dân, cho các đại lý ngân hàng. 

- Nên thành lập một Ban ngành về nghiên cứu cung cầu. 

- Xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về người dân (ví dụ hệ thống nhận dạng người nhận trợ cấp của nhà nước, bao gồm tên, gia đình, con cái, thu nhập, chi trả hóa đơn hàng tháng,…). 

- Cho phép sự cạnh tranh để thúc đẩy phát triển giao dịch điện tử: 3 tổ chức tài chính, trong số đó có Banca Mia, đã phát triển hệ thống Mobile-banking, một trong những đặc điểm vượt trội của ngân hàng. 

4. Tổ chức Dela Mujer Fundacion 

Quỹ những người phụ nữ, thành lập được 33 năm, là một tổ chức phi chính phủ, mục tiêu giúp phụ nữ có công ăn việc làm ổn định và bền vững. Là tổ chức cung cấp sản phẩm tín dụng, hỗ trợ tài chính và giáo dục tài chính cho phụ nữ. Hiện tại có 220.397 khách hàng, 64.5% là phụ nữ. Có mạng lưới 237 văn phòng. bao phủ lớn nhất cả nước, với sự có mặt tại 29 trên 32 tỉnh với 2.208 nhân viên trong đó có, 1500 nhân viên tín dụng. Quỹ không được phép huy động tiết kiệm từ người dân. Nguồn vốn vay từ các tổ chức quốc tế, các ngân hàng và vốn tự có. 

Một số bài học nổi bật từ tổ chức: 

- Phát triển các sản phẩm dựa trên nhu cầu, đặc biệt là theo phương pháp khích lệ khách hàng, và đem lại tín dụng nhanh chóng cho người dân khi cần thiết, ví dụ như: 

+ Khách hàng trung thành, trả đúng hạn thì được vay nhanh (Mastercredit)    

+ Có sản phẩm tín dụng siêu nhanh (thanh toán trong 2 tháng) + Khách hàng vi mô phát triển kinh doanh từ tín dụng của tổ chức sẽ được ưu đãi về lãi suất 

- Nắm bắt liên tục nhu cầu khách hàng để cải thiện sản phẩm (Mô hình 360 độ trải niệm khách hàng để nắm bắt nhu cầu sản phẩm, test thử nghiệm sản phẩm mới trước khi đưa ra thị trường). Đã thực hiện công cụ phân tích 250 khách hàng để số hóa dịch vụ cho họ. 

- Đã tổ chức “Chương trình kiến thức” cho 321,000 doanh nghiệp nhỏ. Chương trình sử dụng nền tảng số “Volemos” (Hãy bay lên), để khuyến khích doanh nghiệp nữ làm chủ thành công. Các công cụ để giáo dục khách hàng về tài chính bao gồm triển lãm, video, trò chơi,… 

5. Bộ Tài chính và tín dụng công Ministerio De Hancienda Y Credit O Publio 

Là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cao nhất trong việc giám sát hệ thống tài chính quốc gia. Thành lập năm 1866 với nhiệm vụ nghiên cứu và lập ra các quy định, chính sách công liên quan đến tài chính, hệ thống tài chính và giáo dục tài chính. Có trách nhiệm xác định, xây dựng và thực hiện các chính sách kinh tế ở Colombia , kế hoạch chung, các chương trình và các dự án liên quan đến việc chuẩn bị các nghị định và quy định về tài chính, thuế, hải quan, tín dụng công, ngân sách, ngân khố, hợp tác xã, tài chính, trao đổi, tiền tệ và tín dụng, những hoạt động mà nó chỉ đạo thông qua các cơ quan gắn liền hoặc liên kết với việc thực hiện các hoạt động tương ứng với sự can thiệp của nhà nước vào tài chính, giao dịch chứng khoán, bảo hiểm và bất kỳ hoạt động nào khác liên quan đến quản lý, sử dụng và đầu tư các nguồn lực tiết kiệm công và Kho bạc quốc gia. 

Hiện đang dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện mới với các nội dung chính như rà soát hệ thống thanh toán, cải cách quy định đại lý ngân hàng… 

Một số bài học nổi bật từ tổ chức: 

- Nhờ có mô hình đại lý khách hàng, năm 2015, Columbia đã đạt được mục tiêu ít nhất 1 đại lý ngân hàng ở mỗi xã của đất nước. 

- Rà soát và phát triển hệ sinh thái thanh toán (ví dụ như Paypal của Mỹ). 

- Tài khoản tiết kiệm có thể thanh toán, gửi tiền, chuyển tiền (để giảm chi phí vận hành tài khoản). 

- Xây dựng đại lý ngân hàng và hỗ trợ đại lý tích hợp công nghệ mới, giao dịch di động/điện tử để cung cấp nhiều sản phẩm cho khách hàng.    

- Lưu thông tin dữ liệu vay tiền, trả tiền, lịch sử tín dụng của khách hàng, để xây dựng hệ thống thông tin tín dụng quốc gia. 

- Phân bổ nguồn hỗ trợ của nhà nước cho người dân và có kiểm soát tình hình sử dụng nguồn hỗ trợ, để kịp thời điều chỉnh nguồn hỗ trợ hợp lý theo đúng tình hình thực tế.  

(còn tiếp)

Ngọc Anh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét