Các giải pháp phát triển đại lý ngân hàng tại Việt Nam

Đại lý ngân hàng, mô hình, điều kiện mở, đăng ký, mẫu hợp đồng, tiêu chí, pvbank, cá nhân mở đại lý ngân hàng, techcombank, pvbank, vietcombank, agribank, vietinbank, hdbank, acb, năm 2021

ĐẠI LÝ NGÂN HÀNG - Căn cứ kết quả triển khai thí điểm thời gian qua, để phát triển mô hình đại lý ngân hàng, ngoài các điều kiện về khuôn khổ pháp lý nêu trên, cần áp dụng các giải pháp:  

Bài liên quan
>>> Đại lý ngân hàng - Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
>>> Kinh nghiệm quốc tế từ Brazil cho Việt Nam về xây dựng Đại lý ngân hàng
>>> 
Mô hình đại lý ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam - Phần 1

3.1. NHNN cho phép mở rộng phạm vi các dịch vụ ngân hàng mà bên đại lý ngân hàng thay mặt ngân hàng cung cấp cho khách hàng thay vì chỉ hai dịch vụ thanh toán và chuyển tiền như cấp phép thí điểm hiện nay. 20 Thanh toán và chuyển tiền là 2 dịch vụ cơ bản và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (rủi ro thanh khoản, rủi ro quản lý quỹ, rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố) nhưng đã được triển khai được 8-9 năm và đều được báo cáo lên NHNN là an toàn và không phát sinh rủi ro.  

Việc mở rộng các dịch vụ là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện với mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân nông thôn, người nghèo, vùng sâu, vùng xa. Những dịch vụ cung cấp trong mô hình đại lý ngân hàng có thể là:  

(i) Rút tiền, chuyển tiền giá trị nhỏ;  

(ii) Nhận gửi tiền gửi tiết kiệm giá trị nhỏ;  

(iii) Thanh toán hóa đơn tiện ích;  

(iv) Vấn tin tài khoản;  

(iv) Chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội;  (v) Nhận, xem xét và chuyển tiếp hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng;  (vi) Nhận, xem xét và chuyển tiếp hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ;  (vii) Nhận, xem xét và chuyển tiếp hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm nhân thọ/ phi nhân thọ.  Các dịch vụ từ (v) đến (vii) mặc dù được đại lý ngân hàng cung cấp nhưng thực tế người quyết định cuối cùng lại là ngân hàng chủ quản.  

3.2. Quy định rõ các giới hạn giá trị giao dịch  

Quy định rõ các giới hạn giá trị giao dịch dành cho từng dịch vụ cũng như tổng hạn mức thu/chi tiền tối đa mà một đại lý ngân hàng có thể thực hiện trong một ngày. Hiện nay, thực tế ở Việt Nam, các mô hình triển khai thí điểm đều đã đề cập và quy định rõ các giới hạn này. Mỗi mô hình thí điểm mang lại rủi ro khác nhau nên quy định hạn mức giao dịch cũng khác nhau nhưng đều phù hợp bởi qua nhiều năm triển khai chưa thấy có báo cáo phát sinh rủi ro.  

Do đó, tùy theo mức độ rủi ro của từng mô hình và từng loại đại lý (ví dụ đại lý là cá nhân và đại lý là pháp nhân) sẽ quy định hạn mức giới hạn giao dịch riêng. Bên cạnh đó, ngân hàng chủ quản phải có những phương án điều hòa vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống đại lý của mình.

3.3. Xây dựng cơ chế thanh tra, giám sát của NHNN 

Để được triển khai hoạt động đại lý ngân hàng, các tổ chức chủ quản phải xin cấp phép của NHNN và chịu sự giám sát của NHNN.  Theo đó, NHNN cần ban hành các quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép cho loại hình hoạt động này. Đồng thời, xây dựng và thực thi cơ chế thanh tra, giám sát hoạt động đại lý ngân hàng để đảm bảo các tổ chức chủ quản và các đại lý hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Kinh nghiệm thanh tra, giám sát của NHTW Malaysia đã trình bày tại Mục 3.4 Phần II của Báo cáo này là một điển hình để Việt Nam tham khảo, học tập.  

3.4. Triển khai từng bước, theo lộ trình thích hợp  

- Mô hình đại lý ngân hàng cần được triển khai theo từng bước. Trước mắt có thể lựa chọn triển khai ở những ngân hàng có điều kiện về mạng lưới hoạt động ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa ở Việt Nam, cụ thể là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời tiếp tục những mô hình đại lý hiện đang thực hiện là Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Xăng dầu, Ngân hàng TMCP Quân đội nhưng mở rộng thêm phạm vi cung cấp dịch vụ. Sau đó, mô hình đại lý ngân hàng sẽ được mở rộng ra cho các ngân hàng thương mại khác.  

- Khi mô hình đại lý ngân hàng đã triển khai rộng rãi ở Việt Nam, có thể cân nhắc tới thí điểm mô hình đại lý ngân hàng do phi ngân hàng làm chủ. Tuy nhiên, tổ chức phi ngân hàng có thể chịu sự giám sát của các Bộ chủ quản khác nhau như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin truyền thông... 

Do đó, khi thí điểm mô hình đại lý do phi ngân hàng làm chủ sẽ phức tạp hơn và cần sự phối hợp của những bộ, ngành liên quan trong việc đưa ra khuôn khổ pháp lý và giám sát cho mô hình này.  Cuối cùng, kinh nghiệm của các nước cho thấy không nên triển khai hoạt động đại lý cho ngân hàng một cách riêng rẽ mà nên đặt trong một khung giải pháp tổng thể về phát triển khu vực tài chính, phát triển tài chính toàn diện để các nhóm giải pháp có thể cùng hỗ trợ nhau và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Mai Anh

Đăng nhận xét

0 Nhận xét