Đại lý ngân hàng - Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam

Đại lý ngân hàng, mô hình, điều kiện mở, đăng ký, mẫu hợp đồng, tiêu chí, pvbank, cá nhân mở đại lý ngân hàng, techcombank, pvbank, vietcombank, agribank, vietinbank, hdbank, acb, năm 2021

ĐẠI LÝ NGÂN HÀNG - Căn cứ thực trạng thí điểm mô hình đại lý ngân hàng ở Việt Nam và kinh nghiệm các nước triển khai thành công mô hình này đã nêu ở các phần trên, một số khuyến nghị có thể đưa ra xem xét như sau:

Bài liên quan
>>> Mô hình đại lý ngân hàng tại Malaysia - Kinh nghiệm cho Việt Nam
>>> Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam về xây dựng hệ thống Đại lý ngân hàng
>>> Mô hình đại lý ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam - Phần 1

1. Mô hình đại lý ngân hàng là một giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện, phù hợp với điều kiện tại Việt Nam  

Từ 3 mô hình được cấp phép triển khai thí điểm cho thấy, Việt Nam hiện đang triển khai mô hình đại lý ngân hàng do ngân hàng làm chủ. Công tác quản lý, vận hành thực hiện khá thuận lợi nên không phát sinh rủi ro, tạo được niềm tin mới khách hàng. Đây cũng là hướng đi phù hợp với các điều kiện thực tế của Việt Nam là:  

(i) ngân hàng vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn ra nền kinh tế trong hệ thống tài chính Việt Nam,  

(ii) những rủi ro đặc thù của mô hình đại lý được các ngân hàng quản trị thuận lợi hơn các tổ chức phi ngân hàng.  

  1. Ngân Hàng Đột Phá
  2. Bank 3.0 - Tương Lai Của Ngân Hàng Trong Kỷ Nguyên Số
  3. Hệ Thống Ngân Hàng Hoa Kỳ

2. Để triển khai mô hình đại lý ngân hàng hiệu quả, cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ  

2.1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho mô hình đại lý ngân hàng do ngân hàng làm chủ hoạt động, bao gồm tối thiểu các vấn đề:  

(i) khái niệm về đại lý ngân hàng,  

(ii) điều kiện tối thiểu để trở thành một đại lý ngân hàng, 18  

(iii) các dịch vụ ngân hàng/tài chính mà một đại lý ngân hàng có thể cung cấp;  

(iv) vai trò - trách nhiệm, nghĩa vụ của 4 bên: đại lý ngân hàng, ngân hàng chủ quản, ngân hàng nhà nước và khách hàng;  

(v) quy định về tính độc quyền giữa ngân hàng chủ quản và đại lý ngân hàng;  

(vi) quy định các nguyên tắc về mức phí thu giữa khách hàng và đại lý ngân hàng, giữa đại lý ngân hàng và ngân hàng chủ quản (cân nhắc về mức phí trần);  

(vii) giới hạn giá trị giao dịch đối với từng dịch vụ mà đại lý ngân hàng cung ứng trong từng ngày;  

(viii) cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán.  

Trong quy định (iv) về trách nhiệm, nghĩa vụ của 4 bên cần quy định rõ:  

(i) Ngân hàng chủ quản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mọi sai sót mà đại lý ngân hàng gặp phải, yêu cầu ngân hàng chủ quản phải thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ của mỗi đại lý cũng như quy trình kiểm soát giữa ngân hàng chủ quản và các đại lý ngân hàng; ngoài ra, ngân hàng chủ quản cũng phải xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại từ khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại các đại lý ngân hàng để đảm bảo quyền lợi của mỗi khách hàng; ngân hàng chủ quản cũng phải yêu cầu các đại lý ngân hàng được đào tạo để có đầy đủ kiến thức tài chính cần thiết cũng như các kiến thức về các sản phẩm mà đại lý ngân hàng có thể cung cấp;  

  1. Tiền Đấu Với Vàng
  2. Cách Nền Kinh Tế Vận Hành - How The Economy Works (Tái Bản 2020)
  3. Cuộc Chiến Phố Wall

(ii) Đại lý ngân hàng phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực quản lý thanh khoản/ngân quỹ, năng lực tư vấn tài chính, năng lực xây dựng báo cáo định kỳ và được đào tạo khả năng sử dụng các công nghệ ngân hàng cần thiết để đảm bảo quy trình cung cấp dịch vụ và hoạt động định kỳ; đại lý ngân hàng cũng phải được đào tạo định kỳ để gia tăng kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết;  

(iii) Khách hàng phải được hiểu về dịch vụ/sản phẩm tài chính đang được đại lý ngân hàng cung cấp và ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ khi ký hợp đồng chấp thuận sử dụng các dịch vụ/sản phẩm tài chính của ngân hàng chủ quản đó; khi tranh chấp xảy ra hoặc không thỏa mãn với dịch vụ/sản phẩm được cung cấp, khách hàng được quyền khiếu nại trước đại lý ngân hàng và sau tiếp đến ngân hàng chủ quản và ngân hàng nhà nước (nếu đại lý ngân hàng không chấp nhận thụ lý); 19  

(iv) Ngân hàng Nhà nước quy định quy trình khiếu nại cơ bản cần có và trách nhiệm của ngân hàng chủ quản về xử lý khiếu nại và bồi thường cần thiết khi khiếu nại/tranh chấp xảy ra.  

  1. INTECH 4.0 - Những Điển Hình Thành Công Trong Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Tài Chính
  2. Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị Trường
  3. Tài Chính Doanh Nghiệp - Corporate Finance (2019)

2.2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan  

Bên cạnh việc ban hành khung khổ pháp lý hướng dẫn hoạt động của mô hình đại lý ngân hàng, cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những nội dung có liên quan ở các văn bản pháp luật khác để tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho mô hình này trong điều kiện thực tế.  

Những văn bản pháp luật cần điều chỉnh bao gồm, quy trình nhận biết khách hàng và mở tài khoản, những quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, những quy định về kế toán điện tử, quy định về tài khoản điện tử và tiền điện tử, quy định về tiếp cận và khai thác thông tin từ các cơ sở dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp để phục vụ cho việc xác thực khách hàng trực tuyến v.v. Theo đó, NHNN cần nghiên cứu và sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn về mở tài khoản theo cấp độ, xác thực khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số (eKYC),…  

Ngoài ra, cũng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư và các chính sách về kết nối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, người dân cũng như đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông để tạo nền tảng cho phát triển các kênh cung ứng dịch vụ tài chính đổi mới trong đó có mô hình đại lý cho ngân hàng.  

  1. Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường - A Man For All Markets (Tái Bản)
  2. Blockchain - Bản Chất Của Blockchain, Bitcoin, Tiền Điện Tử, Hợp Đồng Thông Minh Và Tương Lai Của Tiền Tệ
  3. Tài Chính Quốc Tế (International Corporatr Finance 10th Edition)

2.3. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cần có sự điều chỉnh linh hoạt theo thực tế  

Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho mô hình đại lý ngân hàng không phải mang tính cứng nhắc mà cần có sự linh hoạt cần thiết. Tức là, khi khuôn khổ pháp lý được đưa vào thực tế, nếu có những quy định gây khó khăn cho hoạt động của các bên tham gia thì cần nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp. Thêm vào đó, với sự hỗ trợ có thể kêu gọi từ các tổ chức quốc tế như IMF, UNDP, World Bank, Liên minh tài chính toàn diện, ADB cũng như các nước đã triển khai thành công mô hình đại lý ngân hàng như Kenya, Ấn Độ, Brazil thì Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc yêu cầu sự hỗ trợ khi thiết lập khuôn khổ pháp luật cho mô hình đại lý ngân hàng do ngân hàng làm chủ tại Việt Nam.

Quỳnh Nga

Đăng nhận xét

0 Nhận xét