ĐẠI LÝ NGÂN HÀNG - Văn hóa tiền mặt cũng gây khó khăn trong quản lý ngân quỹ và thanh khoản của các đại lý ngân hàng. Do đó, đây là vấn đề cần cân nhắc và xem xét trong quy định cấp phép của các đại lý ngân hàng. Các đại lý ngân hàng phải đảm bảo năng lực quản lý thanh khoản và tiền mặt cần có hàng ngày.
Bài liên quan
>>> Khuyến nghị chính sách cho Việt Nam về xây dựng hệ thống Đại lý ngân hàng
>>> Mô hình đại lý ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam - Phần 1
>>> Mô hình đại lý ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam - Phần 2
3.8. Triển khai thực hiện
- Trước khi đưa mô hình vào triển khai, các nước thường triển khai thí điểm và chỉ định ngân hàng tiên phong thực hiện mô hình đại lý ngân hàng. Thông thường những ngân hàng được triển khai thực hiện ban đầu là những ngân hàng có định hướng phát triển ở khu vực nông thôn. Nhưng đại lý tiềm năng được triển khai áp dụng nhiều nhất và trước nhất thường là mạng lưới bưu điện, các điểm đại lý của công ty viễn thông.
- Mô hình đại lý ngân hàng do ngân hàng làm chủ thường có xu hướng được ưu tiên áp dụng và triển khai đầu tiên còn mô hình đại lý ngân hàng do phi ngân hàng làm chủ thì thường được áp dụng chậm hơn do mô hình này có mức độ rủi ro cao hơn.
Ngân Hàng Biết Tìm Khách Hàng Ở Đâu?
Ngân Hàng Đột Phá
Bank 3.0 - Tương Lai Của Ngân Hàng Trong Kỷ Nguyên Số
III. Thực trạng triển khai mô hình đại lý ngân hàng tại Việt Nam
1. Thực trạng triển khai mô hình đại lý ngân hàng tại Việt Nam
Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và căn cứ điều kiện thực tiễn ở Việt Nam, NHNN đã xây dựng Đề án thí điểm phát triển một số hình thức thanh toán 14 không dùng tiền mặt (TTKDTM) ở khu vực nông thôn giai đoạn 2014 – 2015. Đề án hướng tới sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn trên cơ sở liên kết, kết hợp giữa NHTM với mạng lưới sẵn có của các tổ chức khác (như cửa hàng xăng dầu, đại lý phân phối viễn thông, hệ thống bưu cục...) để mở rộng, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Về bản chất, đây chính là việc thí điểm mô hình đại lý ngân hàng do ngân hàng làm chủ tại Việt Nam nhưng giới hạn trong việc NHTM liên kết với một số tổ chức phi ngân hàng để cung ứng dịch vụ thanh toán, chuyển tiền (chứ không mở rộng ra các dịch vụ ngân hàng khác) tại những nơi mà người dân khó tiếp cận đến điểm giao dịch, chi nhánh của NHTM. Đến nay, Việt Nam đã có 3 mô hình đại lý ngân hàng được triển khai và đi vào hoạt động là:
- Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel): được NHNN chấp thuận, MB và Viettel đã thực hiện triển khai dựa trên các quy định tại văn bản số 8512/NHNN-TT ngày 14/11/2014. Theo đó, các dịch vụ được thực hiện bao gồm nộp tiền vào tài khoản mở tại MB hoặc tại các ngân hàng khác; rút tiền từ tài khoản của khách hàng mở tại MB; chuyển khoản cho tài khoản mở tại MB hoặc tại ngân hàng khác; chuyển tiền cho người nhận bằng Giấy CMND/thẻ căn cước;
- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex): ngày 31/12/2014, NHNN có Công văn số 9953/NHNN-TT chấp thuận triển khai thí điểm mô hình dịch vụ thanh toán do PG Bank phối hợp với Petrolimex. Theo đó, PG Bank hợp tác sử dụng mạng lưới các xí nghiệp, chi nhánh và công ty xăng dầu thành viên của Petrolimex để cung ứng dịch vụ chuyển tiền cho người nhận chưa có tài khoản tại PG Bank (chuyển tiền cho người nhận bằng Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu) và chuyển tiền cho người nhận có tài khoản tại PG Bank (nộp tiền vào tài khoản của người nhận mở tại PG Bank).
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Công ty M_Service: triển khai dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ dựa trên nền tảng Ví điện tử Momo theo Công văn số 103/NHNN-TT ngày 07/01/2015. Các dịch vụ bao gồm: cung cấp dịch vụ chuyển tiền C2C (Cash to Cash) cho khách hàng không có Ví điện tử MoMo và không có tài khoản ngân hàng; dịch vụ chuyển tiền M2M (Mobile to Mobile) cho khách hàng có ví điện tử MoMo và có tài khoản thanh toán tại Vietcombank. 15 Kết quả triển khai 3 mô hình thí điểm như sau:
- Tính đến cuối năm 2017, số điểm cung cấp dịch vụ của cả 3 mô hình đạt 32.185 điểm, tăng 1,4 lần so với năm 2015. Số lượng khách hàng đạt hơn 6 triệu người, tăng hơn 8 lần so với năm 2015, trong đó số lượng khách hàng ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm gần 60% tổng số khách hàng. Tổng số lượng giao dịch đạt hơn 11 triệu giao dịch và tổng giá trị giao dịch đạt hơn 81 nghìn tỷ đồng, lần lượt tăng 5 lần và 12 lần so với năm 2015. Như vậy, các mô hình thí điểm đã có bước phát triển đột phá với tốc độ tăng rất cao, đóng vai trò quan trọng giúp người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
- Mô hình MB-Viettel đều chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với tất cả các chỉ tiêu, đặc biệt chiếm tới 98% tổng giá trị giao dịch của 3 mô hình thí điểm. Mô hình Vietcombank-M_Service tuy số điểm cung cấp dịch vụ giảm do chủ trương tối ưu hóa mạng lưới cung cấp dịch vụ, giảm điểm tĩnh ở những nơi chưa hiệu quả nhưng số lượng khách hàng và tổng số lượng giao dịch lại tăng nhanh nhất trong 3 mô hình với lần lượt là 12,5 và 11,5 lần. Mô hình PG Bank-Petrolimex các chỉ tiêu đều tăng nhưng tốc độ là rất nhỏ so với hai mô hình còn lại.
Cuộc Chiến Phố WallNhững Ông Trùm Tài Chính
14 Bí Mật Gia Tăng Tài Chính Mỗi Ngày
2. Đánh giá kết quả triển khai thí điểm 3 mô hình đại lý ngân hàng tại Việt Nam
a. Những mặt đạt được
- Các tổ chức hợp tác với NHTM trong mô hình cung cấp dịch vụ đều có mạng lưới phủ rộng khắp từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa và thời gian giao dịch linh hoạt hơn các kênh truyền thống, đã góp phần đáp ứng nhu cầu về chuyển tiền, thanh toán của khách hàng thuộc các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng.
- Các dịch vụ được phát triển trên nền tảng công nghệ viễn thông – công nghệ thông tin nên đem lại khả năng điều hành vượt trội, chính xác và an toàn.
- Số lượng khách hàng, số lượng giao dịch cũng như giá trị các giao dịch qua kênh đại lý ngân hàng tăng nhanh, phạm vi cung cấp dịch vụ được mở rộng liên tục trên khắp 63 tỉnh/thành phố, tập trung tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát được thực hiện chặt chẽ, phòng tránh các rủi ro liên quan. NHTM và đại lý đã ban hành các quy trình cụ thể về kiểm soát, đối soát, xử lý rủi ro, các khiếu nại, khiếu kiện của khách hàng. Với mô hình MB và Viettel, việc triển khai từng công việc theo nội dung hợp tác, chia sẻ phí, đối soát thanh quyết toán và các điều khoản thương mại khác sẽ được hai bên 16 thỏa thuận chi tiết và lập thành văn bản dưới hình thức Phụ lục/Biên bản đính kèm hợp đồng. Với mô hình Vietcombank và M_Service, công ty M_Service đã phát triển một hệ thống báo cáo để có thể kiểm soát từng giao dịch cũng như các nhóm giao dịch theo yêu cầu. Hệ thống công nghệ thông tin, quy trình vận hành của hệ thống công nghệ thông tin, quy trình hoạt động phòng chống rửa tiền… đều được kiểm tra và kiểm toán nội bộ bởi bộ phận kiểm tra nội bộ.
- Công tác quản lý, vận hành của các mô hình đều được các NHTM và các đại lý ngân hàng phối hợp chặt chẽ và thực hiện khá thuận lợi nên không xảy ra rủi ro, tạo niềm tin đối với khách hàng từ giai đoạn khởi đầu triển khai đến nay. Mặc dù mới được triển khai thí điểm và chỉ được cấp phép tiếp tục triển khai định kỳ hàng năm nhưng các mô hình này đã bước đầu thu hút sự quan tâm của khách hàng khó tiếp cận dịch vụ tài chính, đảm bảo được sự an toàn, bảo mật trong hoạt động và dần đi vào cuộc sống.
- Cả 3 mô hình đều được NHTM và các đối tác (các đại lý ngân hàng) nghiên cứu, hoàn thiện, rút kinh nghiệm trên nền tảng kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn triển khai tại Việt Nam.
Hệ Thống Ngân Hàng Hoa Kỳ
Tiền Đấu Với Vàng
Cách Nền Kinh Tế Vận Hành - How The Economy Works (Tái Bản 2020)
b. Những khó khăn, vướng mắc
- Tại Luật các Tổ chức tín dụng 2010 (đã được sửa đổi, bổ sung) chỉ quy định việc ngân hàng làm đại lý mà chưa quy định việc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được “giao đại lý”, do đó, hiện nay chưa có cơ sở pháp lý cho các mô hình đang thí điểm nêu trên. Cũng do vướng mắc này mà NHNN vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn về mô hình dịch vụ cũng như các nội dung hướng dẫn chi tiết về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan khi cung cấp dịch vụ, quản trị rủi ro và bảo vệ khách hàng nên các đơn vị được thí điểm gặp khó khăn trong quá trình triển khai.
- Do 3 mô hình trên đưa ra các sản phẩm/dịch vụ mới thông qua ứng dụng công nghệ hiện đại nên một lượng lớn người dân còn tâm lý e ngại về độ an toàn và tính tin cậy của sản phẩm/dịch vụ. Mặc khác, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế về trình độ, kiến thức cần thiết về công nghệ cũng như chưa quen sử dụng các sản phẩm đòi hỏi tính ứng dụng công nghệ cao. Do đó, các mô hình này vẫn còn gặp nhiều khó khăn để tiếp cận đến các khách hàng có nhu cầu, đòi hỏi sự truyền thông rộng rãi, phổ cập thông tin về các sản phẩm/dịch vụ mới, đặc biệt so sánh tiện ích của các sản phẩm/dịch vụ này so với các sản phẩm/dịch vụ ngân hàng truyền thống để ngay từ đầu tạo được niềm tin cho khách hàng khi tiếp cận và tiến tới sử dụng các sản phẩm/dịch vụ mới này. 17
- Hạn mức giao dịch áp dụng chung cho tất cả các đối tượng khách hàng trong thời gian thí điểm vừa qua đôi khi chưa đáp ứng được nhu cầu của một số đối tượng khách hàng (như hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương).
- Khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển tiền rất đa dạng và có tính thời điểm, mùa vụ. Do vậy, cần có thời gian để xây dựng và bố trí hệ thống điểm giao dịch/cửa hàng/đại lý/cộng tác viên một cách hợp lý để đồng thời đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế cho các ngân hàng và đối tác.
- Dịch vụ thanh toán theo các mô hình vẫn đang hoạt động thí điểm, chưa được cấp phép chính thức nên phần nào ảnh hưởng đến các quyết định tăng ngân sách đầu tư cho phát triển dịch vụ. - Đối với mô hình của PG Bank và Petrolimex: Trong thời gian trước PG Bank tập trung vào hoàn thành các thủ tục sáp nhập vào VietinBank nên việc phát triển dịch vụ cũng bị ảnh hưởng nhất định, do PG Bank không triển khai các chương trình khuyến mại, thúc đẩy nên số lượng khách hàng mới chưa tăng mạnh, tập trung chủ yếu các khách hàng truyền thống đã quen sử dụng dịch vụ.
Giao Dịch Với Phân Tích Liên Thị TrườngTài Chính Doanh Nghiệp - Corporate Finance (2019)
Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường - A Man For All Markets (Tái Bản)
Ái Thương
0 Nhận xét