1. Mô hình đại lý ngân hàng là một giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện, phù hợp với điều kiện tại Việt Nam
Từ 3 mô hình được cấp phép triển khai thí điểm cho thấy, Việt Nam hiện đang triển khai mô hình đại lý ngân hàng do ngân hàng làm chủ. Công tác quản lý, vận hành thực hiện khá thuận lợi nên không phát sinh rủi ro, tạo được niềm tin mới khách hàng. Đây cũng là hướng đi phù hợp với các điều kiện thực tế của Việt Nam là:
(i) ngân hàng vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn ra nền kinh tế trong hệ thống tài chính Việt Nam,
(ii) những rủi ro đặc thù của mô hình đại lý được các ngân hàng quản trị thuận lợi hơn các tổ chức phi ngân hàng.
Bài xem nhiều
>>> Kinh nghiệm quốc tế từ Brazil cho Việt Nam về xây dựng Đại lý ngân hàng
>>> Quy định về đại lý ngân hàng trong Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
>>> Đại lý ngân hàng tại Kenya, Châu Phi
2. Để triển khai mô hình đại lý ngân hàng hiệu quả, cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ
2.1. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho mô hình đại lý ngân hàng do ngân hàng làm chủ hoạt động, bao gồm tối thiểu các vấn đề:
(i) khái niệm về đại lý ngân hàng,
(ii) điều kiện tối thiểu để trở thành một đại lý ngân hàng, 18
(iii) các dịch vụ ngân hàng/tài chính mà một đại lý ngân hàng có thể cung cấp;
(iv) vai trò - trách nhiệm, nghĩa vụ của 4 bên: đại lý ngân hàng, ngân hàng chủ quản, ngân hàng nhà nước và khách hàng;
(v) quy định về tính độc quyền giữa ngân hàng chủ quản và đại lý ngân hàng;
(vi) quy định các nguyên tắc về mức phí thu giữa khách hàng và đại lý ngân hàng, giữa đại lý ngân hàng và ngân hàng chủ quản (cân nhắc về mức phí trần);
(vii) giới hạn giá trị giao dịch đối với từng dịch vụ mà đại lý ngân hàng cung ứng trong từng ngày;
(viii) cơ chế đảm bảo khả năng thanh toán.
Trong quy định (iv) về trách nhiệm, nghĩa vụ của 4 bên cần quy định rõ:
(i) Ngân hàng chủ quản phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mọi sai sót mà đại lý ngân hàng gặp phải, yêu cầu ngân hàng chủ quản phải thiết lập quy trình kiểm soát nội bộ của mỗi đại lý cũng như quy trình kiểm soát giữa ngân hàng chủ quản và các đại lý ngân hàng; ngoài ra, ngân hàng chủ quản cũng phải xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý khiếu nại từ khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại các đại lý ngân hàng để đảm bảo quyền lợi của mỗi khách hàng; ngân hàng chủ quản cũng phải yêu cầu các đại lý ngân hàng được đào tạo để có đầy đủ kiến thức tài chính cần thiết cũng như các kiến thức về các sản phẩm mà đại lý ngân hàng có thể cung cấp;
(ii) Đại lý ngân hàng phải đảm bảo các yêu cầu về năng lực quản lý thanh khoản/ngân quỹ, năng lực tư vấn tài chính, năng lực xây dựng báo cáo định kỳ và được đào tạo khả năng sử dụng các công nghệ ngân hàng cần thiết để đảm bảo quy trình cung cấp dịch vụ và hoạt động định kỳ; đại lý ngân hàng cũng phải được đào tạo định kỳ để gia tăng kiến thức và năng lực chuyên môn cần thiết;
(iii) Khách hàng phải được hiểu về dịch vụ/sản phẩm tài chính đang được đại lý ngân hàng cung cấp và ý thức được trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ khi ký hợp đồng chấp thuận sử dụng các dịch vụ/sản phẩm tài chính của ngân hàng chủ quản đó; khi tranh chấp xảy ra hoặc không thỏa mãn với dịch vụ/sản phẩm được cung cấp, khách hàng được quyền khiếu nại trước đại lý ngân hàng và sau tiếp đến ngân hàng chủ quản và ngân hàng nhà nước (nếu đại lý ngân hàng không chấp nhận thụ lý); 19
(iv) Ngân hàng Nhà nước quy định quy trình khiếu nại cơ bản cần có và trách nhiệm của ngân hàng chủ quản về xử lý khiếu nại và bồi thường cần thiết khi khiếu nại/tranh chấp xảy ra.
2.2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan
Bên cạnh việc ban hành khung khổ pháp lý hướng dẫn hoạt động của mô hình đại lý ngân hàng, cần thiết phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những nội dung có liên quan ở các văn bản pháp luật khác để tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho mô hình này trong điều kiện thực tế.
Những văn bản pháp luật cần điều chỉnh bao gồm, quy trình nhận biết khách hàng và mở tài khoản, những quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố, những quy định về kế toán điện tử, quy định về tài khoản điện tử và tiền điện tử, quy định về tiếp cận và khai thác thông tin từ các cơ sở dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp để phục vụ cho việc xác thực khách hàng trực tuyến v.v. Theo đó, NHNN cần nghiên cứu và sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn về mở tài khoản theo cấp độ, xác thực khách hàng trên nền tảng kỹ thuật số (eKYC),…
Ngoài ra, cũng cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư và các chính sách về kết nối với cơ quan quản lý, doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, người dân cũng như đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông để tạo nền tảng cho phát triển các kênh cung ứng dịch vụ tài chính đổi mới trong đó có mô hình đại lý cho ngân hàng.
Xem thêm
>>> #1 Đại lý ngân hàng là gì? Định nghĩa mới nhất 2021
>>> Mô hình đại lý ngân hàng tại Malaysia - Kinh nghiệm cho Việt Nam
>>> Mô hình đại lý ngân hàng tại Việt Nam năm 2021
2.3. Xây dựng khuôn khổ pháp lý cần có sự điều chỉnh linh hoạt theo thực tế
Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho mô hình đại lý ngân hàng không phải mang tính cứng nhắc mà cần có sự linh hoạt cần thiết. Tức là, khi khuôn khổ pháp lý được đưa vào thực tế, nếu có những quy định gây khó khăn cho hoạt động của các bên tham gia thì cần nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp. Thêm vào đó, với sự hỗ trợ có thể kêu gọi từ các tổ chức quốc tế như IMF, UNDP, World Bank, Liên minh tài chính toàn diện, ADB cũng như các nước đã triển khai thành công mô hình đại lý ngân hàng như Kenya, Ấn Độ, Brazil thì Ngân hàng Nhà nước có thể cân nhắc yêu cầu sự hỗ trợ khi thiết lập khuôn khổ pháp luật cho mô hình đại lý ngân hàng do ngân hàng làm chủ tại Việt Nam.
3. Căn cứ kết quả triển khai thí điểm thời gian qua, để phát triển mô hình đại lý ngân hàng, ngoài các điều kiện về khuôn khổ pháp lý nêu trên, cần áp dụng các giải pháp:
3.1. NHNN cho phép mở rộng phạm vi các dịch vụ ngân hàng mà bên đại lý ngân hàng thay mặt ngân hàng cung cấp cho khách hàng thay vì chỉ hai dịch vụ thanh toán và chuyển tiền như cấp phép thí điểm hiện nay. 20 Thanh toán và chuyển tiền là 2 dịch vụ cơ bản và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (rủi ro thanh khoản, rủi ro quản lý quỹ, rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố) nhưng đã được triển khai được 8-9 năm và đều được báo cáo lên NHNN là an toàn và không phát sinh rủi ro.
Việc mở rộng các dịch vụ là cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện với mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của người dân nông thôn, người nghèo, vùng sâu, vùng xa. Những dịch vụ cung cấp trong mô hình đại lý ngân hàng có thể là:
(i) Rút tiền, chuyển tiền giá trị nhỏ;
(ii) Nhận gửi tiền gửi tiết kiệm giá trị nhỏ;
(iii) Thanh toán hóa đơn tiện ích;
(iv) Vấn tin tài khoản;
(iv) Chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội;
(v) Nhận, xem xét và chuyển tiếp hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng;
(vi) Nhận, xem xét và chuyển tiếp hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ;
(vii) Nhận, xem xét và chuyển tiếp hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm nhân thọ/ phi nhân thọ.
Các dịch vụ từ (v) đến (vii) mặc dù được đại lý ngân hàng cung cấp nhưng thực tế người quyết định cuối cùng lại là ngân hàng chủ quản.
3.2. Quy định rõ các giới hạn giá trị giao dịch
Quy định rõ các giới hạn giá trị giao dịch dành cho từng dịch vụ cũng như tổng hạn mức thu/chi tiền tối đa mà một đại lý ngân hàng có thể thực hiện trong một ngày. Hiện nay, thực tế ở Việt Nam, các mô hình triển khai thí điểm đều đã đề cập và quy định rõ các giới hạn này. Mỗi mô hình thí điểm mang lại rủi ro khác nhau nên quy định hạn mức giao dịch cũng khác nhau nhưng đều phù hợp bởi qua nhiều năm triển khai chưa thấy có báo cáo phát sinh rủi ro.
Do đó, tùy theo mức độ rủi ro của từng mô hình và từng loại đại lý (ví dụ đại lý là cá nhân và đại lý là pháp nhân) sẽ quy định hạn mức giới hạn giao dịch riêng. Bên cạnh đó, ngân hàng chủ quản phải có những phương án điều hòa vốn để đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống đại lý của mình. 21
3.3. Xây dựng cơ chế thanh tra, giám sát của NHNN
Để được triển khai hoạt động đại lý ngân hàng, các tổ chức chủ quản phải xin cấp phép của NHNN và chịu sự giám sát của NHNN. Theo đó, NHNN cần ban hành các quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục cấp phép cho loại hình hoạt động này. Đồng thời, xây dựng và thực thi cơ chế thanh tra, giám sát hoạt động đại lý ngân hàng để đảm bảo các tổ chức chủ quản và các đại lý hoạt động an toàn, hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Kinh nghiệm thanh tra, giám sát của NHTW Malaysia đã trình bày tại Mục 3.4 Phần II của Báo cáo này là một điển hình để Việt Nam tham khảo, học tập.
3.4. Triển khai từng bước, theo lộ trình thích hợp
- Mô hình đại lý ngân hàng cần được triển khai theo từng bước. Trước mắt có thể lựa chọn triển khai ở những ngân hàng có điều kiện về mạng lưới hoạt động ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa ở Việt Nam, cụ thể là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời tiếp tục những mô hình đại lý hiện đang thực hiện là Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng TMCP Xăng dầu, Ngân hàng TMCP Quân đội nhưng mở rộng thêm phạm vi cung cấp dịch vụ. Sau đó, mô hình đại lý ngân hàng sẽ được mở rộng ra cho các ngân hàng thương mại khác.
- Khi mô hình đại lý ngân hàng đã triển khai rộng rãi ở Việt Nam, có thể cân nhắc tới thí điểm mô hình đại lý ngân hàng do phi ngân hàng làm chủ. Tuy nhiên, tổ chức phi ngân hàng có thể chịu sự giám sát của các Bộ chủ quản khác nhau như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin truyền thông... Do đó, khi thí điểm mô hình đại lý do phi ngân hàng làm chủ sẽ phức tạp hơn và cần sự phối hợp của những bộ, ngành liên quan trong việc đưa ra khuôn khổ pháp lý và giám sát cho mô hình này.
Cuối cùng, kinh nghiệm của các nước cho thấy không nên triển khai hoạt động đại lý cho ngân hàng một cách riêng rẽ mà nên đặt trong một khung giải pháp tổng thể về phát triển khu vực tài chính, phát triển tài chính toàn diện để các nhóm giải pháp có thể cùng hỗ trợ nhau và đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Ngọc Ánh
0 Nhận xét