Nhà nước Việt Nam với mong
muốn tạo được sự thúc đẩy tài chính toàn diện trên toàn đất nước, thì việc thúc
đẩy sự phát triển của các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa luôn được nhà
nước ta đề cập đến.
Trước đây thì việc này hầu
như rất khó vì ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa khó có thể tiếp xúc và
ứng dụng được các công nghệ hiện đại, người dân gặp những khó khăn trong việc
giao dịch tiền tệ vì các ngân hàng chưa thể mở những chi nhánh hay nhưng cây
ATM ở nơi đây.
Thông qua thời gian tìm
hiểu và học hỏi các quốc gia phát triển trên thế giới thì Việt Nam đã tìm ra
một phương thức mang lại hiệu quả cao để giải quyết khó khăn của người dân vùng
sâu, vùng xa là xây dựng các Đại Lý Ngân Hàng.
Đại lý ngân hàng là gi?
Một cách khái quát, hoạt động đại lý ngân hàng
là việc cung ứng dịch vụ tài chính cho khách hàng bởi một đối tác bên thứ ba
thay mặt cho tổ chức nhận tiền gửi hoặc nhận và tổ chức cung ứng dịch vụ tiền di động được cấp phép.
Thông qua đại lý thường là các cửa hàng tạp
hóa, cửa hiệu thuốc, bưu điện hoặc cửa hàng bán lẻ xăng dầu, các dịch vụ ngân
hàng cơ bản như thanh toán hóa đơn, rút tiền, chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm…
được cung cấp tới người dân một cách thuận tiện ở vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, những nơi không có chi nhánh ngân hàng thương mại.
Các loại mô hình đại lý
ngân hàng
Gồm có hai loại mô hình
đại lý ngân hàng gồm: Mô hình ngân hàng làm chủ và mô hình phi ngân hàng làm
chủ.
Thứ nhất mô hình ngân
hàng làm chủ: một tổ
chức tài chính được cấp phép hoạt động mà điển hình là ngân hàng cung cấp dịch
vụ tài chính thông qua một đại lý. Đồng nghĩa với việc ngân hàng phát triển và
cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính nhưng phân phối chúng qua đại lý. Ngân
hàng vẫn là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính, đồng thời là người quản lý, duy
trì tài khoản của khách hàng.
Thứ hai, mô hình phi ngân hàng làm chủ: tương tự với mô hình ngân hàng làm chủ,
chỉ khác biệt ở chỗ tổ chức chủ quản đại lý là một tổ chức vận hành mạng viễn
thông/điện thoại di động và thực hiện giao dịch thông qua tài khoản tiền điện
tử của khách hàng thay vì tài khoản ngân hàng.
Ưu và nhược điểm trong
việc thực hiện xây dựng các đại lý ngân hàng:
Ưu điểm:
Ø Tiết
kiệm được rất nhiều, do chi phí để thành lập một đại lý chỉ tốn 2% đến 4% chi
phí của một chi nhánh ngân hàng;
Ø Tăng
cơ hội tiếp cận và tăng được tầng suất sử dụng các dịch vụ ngân hàng của khách
hàng tại nơi đặt đại lý;
Ø Cơ
sở đại lý được tăng thêm thu nhập nhận từ khoản hoa hồng khi thực hiện những
giao dịch tài chính ngân hàng;
Ø Đối
với quốc gia thì đại lý ngân hàng là cách thức hiệu qua nhất để giúp cho người
dân ở vùng sâu, vùng xa ở những nơi không có các chi nhánh, phòng giao dịch của
ngân hàng, góp phần đẩy mạnh về phát triển tài chính nơi đây.
Nhược điểm:
Hệ thống pháp luật quy định
về đại lý ngân hàng vẫn chưa được hoàn thiện nên trong qua trình thực hiện các
đại lý ngân hàng khó tránh được những rủi ro không cần thiết.
Những đại lý tiếp xúc trực
tiếp với khách hàng không hề có những đào tạo chuyên sâu và điều này có thể là
một vấn đề lớn vì chức năng của đại lý không chỉ xuất quỹ/nhập quỹ mà còn có cả
thẩm định và quyết định cho vay đối với hồ sơ khách hàng. Do đó, rủi ro từ đại
lý bán lẻ có thể bao gồm:
Ø Rủi ro
tín dụng;
Ø Rủi ro
hoạt động;
Ø Rủi ro
pháp lý;
Ø Rủi ro
thanh toán;
Ø Rủi ro
danh tiếng.
Ngoài ra, đại lý ngân hàng
còn có thể tạo mối lo ngại về vấn đề “Luật bảo vệ người tiêu dung” cũng như
những quy định về chống rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Thông qua kết quả của các
quốc gia trên thế giới khi áp dụng mô hình hoạt động đại lý ngân hàng, thì
chúng ta thấy được rằng mô hình hoạt động này là một giải pháp quan trọng để
thúc đẩy tài chính toàn diện của quốc gia mình.
Do đó, việc hoàn thiện các
quy định pháp lý dành cho hoạt động đại lý ngân hàng là một trong những điều
nhà nước ta quan tâm và ra sức thực hiện. Các quy định với tiêu chí khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiểu và giải quyết các rủi ro có thể xảy
ra cho các đại lý ngân hàng và ngân hàng thương mại. Nhằm nhanh chóng đưa mô
hình hoạt động đại lý ngân hàng vào thực tiễn.